CHỨNG NHẬN HỢP QUY THANG MÁY VPTECH
Chứng nhận hợp quy thang máy là việc thực hiện đánh giá toàn bộ thang máy, đánh giá quá trình sản xuất thang máy và so sánh với quy chuẩn QCVN 02:2011/BLĐTBXH hoặc QCVN 26:2016/BLĐTBXH để đưa ra kết luận đạt hay không đạt về chất lượng và cấp giấy chứng nhận hợp quy thang máy.
Chứng nhận hợp quy có bắt buộc không?
Các đối tượng cần Chứng nhận Hợp quy bao gồm: sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.
Như vậy, hoạt động Hợp Quy không bắt buộc đối với tất cả các mặt hàng hóa đang lưu thông trên thị trường mà chỉ đánh vào một số hàng hóa cụ thể. Nhưng nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu Chứng nhận Hợp Quy vì khi đó, doanh nghiệp sẽ được bảo hộ và góp phần nâng tầm giá trị của các đơn vị kinh doanh.
Riêng với thang máy là sản phẩm đòi hỏi độ an toàn cao, do sử dụng để vận chuyển người nên cần thiết phải chứng được nhận hợp quy theo QCVN/ BLĐTNXH.
Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Để thực hiện công bố hợp quy, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn quốc gia mà Nhà nước đã ban hành.
Các bước để thực hiện chứng nhân hợp quy sau khi tìm được tổ chức chứng nhận uy tín:
Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (chứng nhận hợp quy).
Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành.
Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba)
Thời gian từ để hoàn tất thủ tục cho đến khi chính thực được chứng nhận hợp quy thang máy là từ 20 – 25 ngày làm việc.